Tổng hợp những hình xăm mang chủ đề Việt Nam – Rowena Tattoo

- Hình xăm bản đồ Việt Nam:
Đứng đầu của loạt hình xăm hôm nay mình gửi đến các bạn là “Bản đồ Việt Nam”. Việt Nam có tổng cộng có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh và tương đương gồm 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương với thủ đô là Hà Nội. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai thực thể địa lí tranh chấp trên Biển Đông là các quần đảo Hoàng Sa ( bị mất kiểm soát trên thực tế) và Trường Sa (kiểm soát một phần).


- Hình xăm lá cờ Việt Nam:
Nhắc đến Việt Nam mà không đề cập đến lá cờ quốc kỳ là một sai lầm!
Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khoá VI đã lấy quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa làm quốc kỳ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ nguyên thủy năm 1940. Đây chính là lá quốc kỳ chính thức đại diện cho nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 đến nay.

- Hình xăm trống đồng Đông Sơn:
Trống đồng Đông Sơn là một loại trống đồng tiêu biểu cho Văn hoá Đông Sơn (thế kỷ 7 TCN – thế kỷ 6 CN) của người Việt Cổ. Những chiếc trống này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật đời sống sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam.
Trống Đồng còn tượng trưng cho quyền lực của các vị thủ lĩnh ngày xưa. Các vị Vua thưởng cho các tù trưởng người dân tộc những chiếc trống đồng. Điều đó thể hiện uy quyền của nhà nước đối với các vùng tự trị, tự do tương đối.



- Hình xăm các anh hùng; truyền thuyết Việt Nam:
Nhắc đến một quốc gia chúng ta sẽ được nghe rất nhiều câu truyện cổ tích về họ. Những vị tướng giúp xây dựng đất nước cũng là một chủ đề khá thú vị phải không nào?
Ngoài ra những “bà Mẹ Việt Nam anh hùng”, những người “cha già” cũng là 1 ý tưởng khá hay đấy!









- Hình xăm Thư Pháp, chữ:
Thư pháp xuất hiện hầu như đồng thời với sự hình thành văn tự bởi nhu cầu trình bày trang nhã và minh bạch văn bản. Công cụ chính tạo nên thư pháp là bút và chất liệu lưu trữ văn tự, mà sau được hiểu gồm mực và giấy. Thư pháp gia thường không nhất thiết phải là bậc trí giả nhưng ít nhiều được coi trọng nhờ vốn học vấn đủ để biên chép.
Tại Việt Nam, những thư pháp gia có phẩm hạnh thấp thường được gọi đại khái thầy đồ, ông đồ, ông tú, tương đương học vị sinh đồ và tú tài. Thực tế, có rất ít thư pháp gia hạng này đạt danh vị đó, cho nên phải chọn nghề bán chữ nuôi thân, bị khinh miệt nhất trong sĩ lâm.
Trải qua bao nhiêu năm, chữ Thư Pháp vẫn được sử dụng nhiều trong trang trí nhà cửa, viết sách, câu đối, quà tặng cũng như là hình xăm…..


Ngoài ra còn rất nhiều ý tưởng hay về chủ đề này. Nếu bạn có ý tưởng nào mới lạ hãy gửi ngay cho mình nhé! Chúc các bạn lựa được hình xăm mang đậm phong cách Việt Nam ưng ý!